VN EN
Hotline: (0252) 3810 801 - (0252) 3608 222
Khu du lịch quốc gia Mũi Né: Động lục phát triển mới cho du lịch Bình Thuận
Ngày đăng: 08/02/2019 1310 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Ngày 18/12/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia (KDLQG) Mũi Né (tỉnh Bình Thuận) đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây thực sự là động lực phát triển mới cho ngành Du lịch Bình Thuận trong năm 2019 và những năm tiếp theo.  


(Lướt ván buồm trên biển Mũi Né; Ảnh: Ngọc Lân)

Động lực mới cho sự phát triển
KDLQG Mũi Né nằm trên dải đất ven biển từ xã Hòa Phú (huyện Tuy Phong) đến hết ranh giới phường Phú Hài (TP.Phan Thiết), có diện tích khoảng 14.760 ha, trong đó vùng lõi tập trung phát triển, hình thành các khu chức năng du lịch khoảng 1.000 ha. KDLQG Mũi Né phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, đặc biệt là thắng cảnh Bàu Trắng và các đồi cát ven biển. Bên cạnh đó, sẽ tập trung phát triển du lịch theo chiều sâu, chất lượng và hiệu quả, đa dạng về sản phẩm trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch biển, phát triển khu du lịch trong mối liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch trong tỉnh, trong vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ.
Về mục tiêu phát triển, sẽ tập trung đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật du lịch, đáp ứng các tiêu chí của KDLQG, thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tầm cỡ để phát triển khu du lịch Mũi Né trở thành điểm đến hấp dẫn của vùng du lịch Duyên hải Nam Trung bộ và cả nước, phấn đấu đến năm 2030 trở thành một trong những điểm đến hàng đầu khu vực châu Á - Thí Bình Dương. Năm 2025 sẽ đón khoảng 9 triệu lượt khách (quốc tế 1,5 triệu), đến năm 2030 đón khoàng 14 triệu lượt khách (quốc tế trên 2 triệu). Tổng thu từ khách du lịch đạt 24 ngàn tỷ đồng năm 2015, đến năm 2030 đạt khoàng 50 ngàn tỷ đồng.
KDLQG Mũi Né sẽ có 3 phân khu du lịch chính. Đó là phân khu du lịch biển cao cấp Bắc Bình 500 ha, phát triển các tổ hợp du lịch đa năng với sản phẩm cao cấp; phân khu du lịch biển Mũi Né 340 ha, tập trung phát triển không gian công cộng kết hợp mô hình nghỉ dưỡng; phân khu du lịch chuyên đề - du lịch Cát khoảng 100 ha sẽ khai thác các đặc trưng về cảnh quan cát, sinh thái nông nghiệp, dã ngoại. Đồng thời sẽ phát triển 4 trung tâm dịch vụ gắn với các khu vực phát triển đô thị theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh, gồm các trung tâm dịch vụ du lịch Hàm Tiến, Mũi Né, Hòa Thắng và Suối Nước. Ngoài ra, không gian phát triển còn có các điểm du lịch Bàu Trắng, Công viên vui chơi giải trí Hòn Rơm và đô thị du lịch Phan Thiết.
Bên cạnh “khẳng định thương hiệu du lịch Mũi Né” và tận dụng ưu thế “khu du lịch quốc gia”, Bình Thuận còn thực hiện nhiều giải pháp tạo động lực phát triển mới cho ngành du lịch. Đó là nâng cao nhận thức về mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện chính sách theo hướng thuận lợi cho viếc thu hút đầu tư, nhất là cá nhà đầu tư chiến lược, tập đoàn quản lý du lịch chuyên nghiệp. Bên cạnh việc cơ cấu lại ngành du lịch (thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, doanh nghiệp, tài nguyên, quản lý sản phẩm) tỉnh sẽ tăng cường quản lý đảm bảo môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện đế hấp dẫn du khách. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch gắn với phát triển đa dạng các loại hình, sản phâm du lịch dựa trên việc khia thác tốt tài nguyên và lợi thế. Đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến theo hướng có lựa chọn, hiện đại và chuyên nghiệp. tiếp tục phát triển và nâng cao nguồn nhân lực  
Xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn
Phát biểu tại hội thảo “Giải pháp phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bình Thuận”, ông Trần Du Lịch, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, khẳng định: “Với tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch, trong đó có thế mạnh về điều kiện khí hậu, biển, cảnh quan và nhất là địa danh Mũi Né nổi tiếng trong và ngoài nước, KDLQG Mũi Né thời gian tới sẽ có thêm nhiều cơ hội phát triển, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”. Cùng với việc phát triển các tuyến du lịch chính (đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không), định hướng phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn ưu tiên phát triển các loại hình lưu trú cao cấp gắn với sản phẩm đặc thù, hệ thống cơ sở dịch vụ, thương mại. ẩm thực, thể thao.
Về hạ tầng, sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện sân bay Phan Thiết, đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Nha Trang, cảng biển, đường nội bộ kết nối các khu du lịch chính, cảng Phan Thiết đón khách quốc tế, Trong phát triển sản phẩm, sẽ hướng đến du lịch biển (nghỉ dưỡng biển, sinh thái biển, thể thao biển), sản phẩm đặc trưng “cát” (tham quan hệ sinh thái đồi cát, thể thao trên cát), sản phẩm văn hóa, nhất là văn hóa Chăm,du lịch gắn với cộng đồng, làng nghề, homestay, du lịch thông minh, du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, vui chơi, giải trí. Phát triển KDLQG Mũi Mé thực hiện theo các giải pháp về cơ chế chính sách, thu hút vốn đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, xúc tiến quảng bá, xây dựng thương hiệu, thị trường và sản phẩm du lịch, liên kết phát triển, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa địa phương.
Bình Thuận hiện có hàng trăm dự án du lịch với hệ thống resort đa dạng trải dọc bờ biển. Xung quanh khu vực này là các điểm du lịch vệ tinh hấp dẫn, thu hút ngày càng đông khách tham quan như Tháp Pô Sah Inư, Suối Tiên, Bồng lai Tiên cảnh, Công viên tượng cát, Sân khấu nhạc nước Huyền thoại làng Chài, Bàu Trắng, Tà Cú. Quy hoạch tổng thể phát triển KDLQG Mũi Né không chỉ khắc phục, điều chỉnh khu du lịch Mũi Né hiện hữu mà còn mở rộng không gian du lịch để thu hút các nhà đầu tư chiến lược đầu tư xây dựng tổ hợp khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp để tạo động lực phát triển mới như: Trung tâm Dịch vụ du lịch Hàm Tiến - Mũi Né của Công ty Cổ phần Hoàng Quân, Khu du lịch nghỉ dưỡng Dubai  Việt Nam của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch thương mại nông thị Dubai Việt Nam, Khu Du lịch - Đô thị - Thể thao biển Mũi Né của Công ty Cổ phần Toàn Cầu TMS, Tập đoàn FLC…
Năm 2019, được xác định là năm bản lề để ngành du lịch hoàn thành các mục tiêu đã đề ra với các chỉ tiêu cụ thể như tổng lượng khách đạt 6,35 triệu lượt (tăng 10,4% so 2018)), trong đó khách quốc tế là 750.000 lượt (tăng 11,9% so 2018), tổng thu từ khách du lịch đạt 15.400 tỷ đồng (tăng 19,8% so 2018). Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng cao trong GRDP, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thu hút 7 triệu lượt khách đến, trong đó khách nội địa có 6,15 triệu (tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm), khách quốc tế 850.000 lượt (tăng trưởng bình quân 19 - 20%/năm), giá trị xuất khẩu tại chỗ từ du lịch đạt 350 triệu USD, thu ngân sách tăng trên 8%/năm, đóng góp 10% GRDP của tỉnh và tạo ra 75.000 việc làm. Trong tương lại gần, Bình Thuận sẽ trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển mang tầm quốc gia, gắn với KDLQG Mũi Né sẽ tạo động lực mới cho tốc độ phát triển cả quy mô đầu tư, lượng du khách đến và tổng doanh thu, khẳng định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà”.
Được Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển, KDLQG Mũi Né như được trao thêm cơ hội để hướng đến một khu du lịch mang tầm quốc gia. Hòa chung niềm vui rộn ràng của mùa xuân đang đến, du lịch Bình Thuận sẽ tận dụng tối đa lợi thế và tiềm năng để phát triển xanh và bền vững, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và khẳng định vị thế của khu du lịch mang tầm quốc gia, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch Việt Nam.
Ngô Minh Chính
(Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận)    

23/03/2024
126 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Mới đây, Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Bình Thuận đã thông qua quy hoạch thêm 3 khu du lịch ven biển, có tổng diện tích hơn 5.000 ha, nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
17/03/2024
147 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Sáng 16/3, tại thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) đã diễn ra Lễ Khai mạc không gian văn hóa vùng cao và hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm văn hóa du lịch năm 2024. đến dự có lãnh đạo địa phương, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam. Về phía tỉnh Bình Thuận, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Lan Ngọc tham dự.
28/02/2024
255 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Sáng 28/2, tại Sealinks City (phường Phú Hài, Tp.Phan Thiết), tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ Công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự và phát biểu chỉ đạo. Tham dự còn có đại diện các bộ, ngành, một số tỉnh, thành trong khu vực. Về phía tỉnh có Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng, đại diện các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
26/02/2024
1361 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Ngày 26/2/2024, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bùi Thế Nhân ký quyết định số 51/QĐ-SVHTTDL về việc bổ nhiệm viên chức quản lý.
14/02/2024
923 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Những ngày đầu xuân Giáp Thìn (từ mùng 1 - 5 tết), Khu du lịch núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã đón gần 10.000 lượt khách đến trải nghiệm cáp treo, vãn cảnh Linh Sơn Trường Thọ tự và tham gia cac hoạt động đón tết cổ truyền. Tronn đó, cao điểm đón khách là 2 ngày mùng 4 và 5 tết với gần 6.000 lượt khách đi cáp treo.
13/02/2024
333 lượt xem
(DulichBinhthuan.com.vn).- Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong dịp tết Giáp Thìn tiếp tục diễn ra sôi động, trong những ngày đầu năm mới toàn tỉnh ước đón khoảng 180.000 lượt khách, tăng thêm khoảng 30% so với Tết cổ truyền năm ngoái.

Video - Clips

Liên kết Website