VN EN
Hotline: (0252) 3810 801 - (0252) 3608 222
Định hướng quy hoạch
Ngày đăng: 17/08/2021 923 lượt xem
Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
 
1. Chiến lược về sản phẩm du lịch. 
    - Đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với không ngừng nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ trên cơ sở đi sâu khai thác và phát huy tối đa các lợi thế so sánh về biển, đồi, rừng; những giá trị văn hóa, các di tích lịch sử, những nét đặc trưng riêng có của từng vùng của tỉnh Bình Thuận để thu hút khách du lịch quốc tế và trong nước, từng bước mở rộng thị trường .
    - Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng để thu hút khách quốc tế và nội địa. Dựa vào lợi thế của tài nguyên du lịch, loại hình du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, sinh thái biển – rừng, trung tâm thể thao biển mang tầm quốc gia và quốc tế, du lịch MICE là thế mạnh của tỉnh. 
    - Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề : tham quan TP. Phan Thiết (City tour), các di tích văn hóa lịch sử, làng nghề, lễ hội – sự kiện, tìm hiểu nền văn hóa Chăm, văn hóa cồng chiêng dân tộc Cơ ho, Raglai, Chơ ro, …, du lịch nghỉ dưỡng biển – rừng – hồ; du lịch nghiên cứu; điều dưỡng chữa bệnh suối khoáng nóng, thể thao biển, thể thao trên cát, nội dung phong phú kéo dài ngày lưu trú của khách và tăng cơ cấu chi tiêu, doanh thu du lịch, đồng thời tạo sự hấp dẫn để thu hút du khách quay trở lại với du lịch Bình Thuận.  
    - Nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường du lịch trong nước và quốc tế, từng điểm du lịch phải có sản phẩm lưu niệm du lịch đặc thù, kết hợp với các tỉnh bạn để nối tour du lịch tạo khả năng tiêu thụ các sản phẩm du lịch
    - Bên cạnh phát triển các dịch vụ cao cấp, cần đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của du khách cả về ăn uống, vui chơi, mua sắm hướng đến phục vụ cho số đông du khách.
 
2. Chiến lược tổ chức không gian du lịch. 
   Trên cơ sở tiềm năng du lịch tỉnh Bình Thuận, hình thành các không gian du lịch:
    - Không gian du lịch đặc trưng: các khu resort Hàm Tiến – Mũi Né, đồi cát bay, làng chài Mũi Né, Bàu Trắng, … 
    - Không gian du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo cao cấp: dọc bờ biển từ Tiến Thành, Hàm Tiến – Mũi Né và Hòa Thắng, từ Phan Rí Cửa đến Cà Ná, từ Kê Gà đến Tân Thắng; Đảo Phú Quý.  
    - Các trung tâm mua sắm, giải trí lớn : tại các trung tâm du lịch TP. Phan Thiết và trung tâm Thị xã La Gi, thị xã Phan Rí Cửa, thị trấn Võ Xu. Kêu gọi đầu tư casino ở TP. Phan Thiết và khu bảo tồn biển Cù Lao Câu. 
    - Không gian du lịch nghỉ dưỡng rừng, hồ : tại khu vực hồ lớn có cảnh quan đẹp kết hợp sườn dốc núi như hồ Hàm Thuận – Đa Mi, hồ Biển Lạc, hồ Sông Quao, hồ Sông Lũy, hồ Cà Giây, hồ Phan Dũng, hồ Sông Lòng Sông, hồ Trà Tân,…. 
    - Các không gian dịch vụ du lịch, không gian công cộng, du lịch cộng đồng : khu vực ven biển, nghỉ dưỡng rừng, hồ, tại các điểm tham quan du lịch, trung tâm du lịch và khu dân cư.  
    - Các không gian du lịch văn hóa – lịch sử, lễ hội : các di tích – văn hóa như Khu di tích Dục Thanh, khu di tích tháp Chăm Pô Sah Inư, Lầu Ông Hoàng, …; Các lễ hội truyền thống như lễ Nghinh Ông, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội Katê, Ramưwan, lễ hội Trung thu, …. mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc bản địa; Cần tổ chức các sự kiện, lễ hội, cuộc thi mang tầm quốc tế để thu hút khách du lịch vào thời gian thấp điểm. 
    - Không gian du lịch sinh thái, tham quan nghiên cứu: các khu bảo tồn sinh vật biển tại Cù Lao Câu và đảo Phú Quý; khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, núi Tà Cú.
    - Không gian TDTT cao cấp: các sân golf  Phan Thiết, sân golf SeaLinks (Phú Hài), Sân golf Hòn Rơm (Mũi Né), KDL Thung lũng Đại Dương (Tiến Thành), sân Golf & Biệt thự Hàm Thuận Nam, Sài Gòn – Hàm Tân, Biệt thự & Sân Golf Sơn Mỹ, Sun Resort Vina (Hàm Tân), …. quy mô 18 – 36 lỗ, kết hợp khu dịch vụ golf, resort 5 sao.  
Xây dựng tổ hợp Thể thao - Du lịch: Khu phức hợp biệt thự du lịch và vui chơi giải trí (Hàm Tiến), Tổ hợp Thể thao-Dịch vụ-Du lịch Hòa Thắng (Bắc Bình),…có loại hình thể thao trường đua thể thức.
    - Không gian thể thao trên biển, núi: Trên biển hình thành Cảng Du thuyền, du lịch lặn biển, không gian các trò chơi thể thao trên biển; thể thao núi, công trình thủy điện quốc gia. 
    - Không gian làng nghề truyền thống: gốm gọ Bình Đức ở Phan Hiệp hay dệt thổ cẩm ở Phan Thanh, Phan Hòa, La Dạ, nghề làm đũa, đan tre mây lá (Hàm Thuận Bắc), bánh tráng Chợ Lầu, …
    - Không gian tham quan du lịch kết hợp làm nông nghiệp, du lịch home-stay : vùng thanh long tại Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam; cao su, điều ở Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh; Vùng cây bông vải tại Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, vùng “con dông khu Lê” xã Hòa Thắng. 
 
3. Chiến lược hạ tầng phục vụ du lịch. 
   Đầu tư hạ tầng kỹ thuật diện rộng kết nối với quốc tế, quốc gia bằng đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy.
    - Xây dựng đường bộ và đường sắt nối liền với hệ thống đường sắt cao tốc Bắc – Nam, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Hình thành sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp. Đầu tư cảng biển nước sâu, cảng du lịch để rút ngắn thời gian du khách từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết và có khả năng đón trực tiếp khách quốc tế qua sân bay và cảng. Có thể tận dụng cảng Sơn Mỹ, Vĩnh Tân để phục vụ du lịch. Xây dựng cảng du lịch Hòn Rơm, nâng cấp cảng Phú Quý để đón tàu du lịch. 
    - Xây dựng ga Phan Thiết hiện đại để đón du khách đến Bình Thuận bằng xe lửa. 
    - Nâng cấp Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28 kết nối các vùng du lịch lân cận và cả nước.
   - Hoàn chỉnh tuyến đường ven biển, các tuyến giao thông trong nội vùng (ĐT719, đường du lịch Tân Bình – Tân Hải, ĐT720-ĐT766- ĐT717, ĐT715- Đại Ninh, Liên Hương - Phan Dũng, Mê Pu – Đa Kai, xây mới cầu Bến Thuyền (Đức Tín-Đức Linh),… kết nối các vùng du lịch trong tỉnh.
    - Đầu tư xây dựng các tuyến xe buýt nội tỉnh.
    - Xây dựng hệ thống vận tải thủy, cầu tàu phục vụ khách du lịch. 
    - Đầu tư hạ tầng cấp điện, nước phục vụ du lịch; hệ thống xử lý nước thải, chất thải rắn du lịch đảm bảo phát triển du lịch bền vững. 
 
4. Chiến lược về đầu tư du lịch. 
   Khuyến khích, ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực đáp ứng nhu cầu của du khách trong nước cũng như quốc tế:
    - Các tổ hợp du lịch thể thao quốc tế trên biển, trên cát, trên núi, các hồ quy mô lớn. 
    - Trung tâm giải trí, mua sắm lớn, dịch vụ giải trí về đêm phục vụ du lịch. 
    - Trung tâm nghỉ dưỡng cao cấp, tổ chức hội nghị, sự kiện (MICE) là loại hình du lịch có khả năng tạo doanh thu lớn.
    - Các bệnh viện, trường học quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế và gia đình các nhân viên nước ngoài làm việc tại Bình Thuận. 
    - Các trường đào tạo du lịch chuyên nghiệp mang tầm quốc tế; các trung tâm thi đấu, tổ chức sự kiện, cuộc thi quốc tế và các “làng” người nước ngoài.
    - Tôn tạo các di tích văn hóa - lịch sử, khôi phục bảo tồn và phát triển các lễ hội truyền thống. 
    - Đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.
    - Bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu du lịch.
 
5. Chiến lược về bảo tồn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. 
    - Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý, tài nguyên không chỉ là hoạt động gìn giữ, bảo vệ đơn thuần mà còn là đầu tư phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm tính khoa học, dung hòa mục tiêu bảo tồn với nhu cầu phát triển. 
    - Triển khai thực hiện chương trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, các vùng bảo tồn thiên nhiên; thực hiện lồng ghép mục tiêu bảo tồn với việc khai thác phát triển du lịch. 
    - Có chính sách cụ thể để thu hút các thành phần trong xã hội tham gia vào bảo tồn đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú, Núi Ông, Bảo tồn biển đảo Phú Quý và Cù Lao Câu. Có các chương trình cụ thể để nâng cao nhận thức về bảo vệ đa dạng sinh học cho cộng đồng cũng như các ngành, các cấp.
    - Bảo vệ diện tích rừng hiện có, trồng rừng và gia tăng độ che phủ rừng. Phát triển rừng phòng hộ ở các huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Đức Linh, Tánh Linh, trồng rừng phòng hộ ven biển, chống sa mạc hóa. Thiết lập vành đai cây xanh xung quanh các hồ thủy lợi nhằm bảo vệ nguồn cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho tỉnh. 
    - Tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa lịch sử, danh thắng, công trình tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bảo tồn và phát triển các lễ hội, văn hóa nghệ thuật truyền thống, là tài nguyên nhân văn độc đáo để phát triển du lịch. 
 
6. Chiến lược về công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch. 
    - Tập trung tuyên truyền về các cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính, nhằm tiếp tục thu hút mạnh mẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch với hướng ưu tiên các dự án có quy mô lớn, chất lượng cao. 
    - Quảng bá lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm nội dung trọng tâm hướng tới thị trường mục tiêu. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao, khai thác tối ưu công nghệ  thông tin, truyền thông, phối hợp với các đối tác quốc tế. Nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử của tỉnh và các doanh nghiệp, tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh trên các kênh truyền thông của quốc gia và quốc tế. 
    - Tăng cường đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch, nhất là tích cực tham gia các hội thảo, hội chợ quảng bá sản phẩm du lịch Bình Thuận cả trong và ngoài nước. 
    - Phát triển thương hiệu, tạo dựng được thương hiệu du lịch Bình Thuận, đặc biệt chú trọng chiến lược thương hiệu “Du lịch Mũi Né” để quảng bá trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống bài bản các thương hiệu du lịch vùng, điểm đến, thương hiệu sản phẩm du lịch, doanh nghiệp du lịch, các địa danh nổi tiếng, …. 
    - Xây dựng hoặc tham gia xây dựng và sản xuất các ấn phẩm, vật phẩm để tuyên truyền, quảng bá về du lịch Bình Thuận. 
    - Nâng cao chất lượng và tổ chức tốt các sự kiện văn hóa, thể thao, các lễ hội trên địa bàn tỉnh để thu hút du khách. 
7. Chiến lược về đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 
    - Xây dựng lực lượng lao động ngành du lịch đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
    - Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập trung phát triển nguồn nhân lực bậc cao. Hình thành hệ thống cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch mạnh, tăng cường đào tạo đại học, trên đại học và đào tạo quản lý về du lịch. Khuyến khích đẩy mạnh đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.
 
23/08/2021
1815 lượt xem
Vùng 1 : Là cụm du lịch phía Đông Bắc của tỉnh Bình Thuận, bao gồm 1 phần dãy ven biển huyện Tuy Phong và phía Bắc huyện Bắc Bình (thị xã Phan Rí Cửa, thị trấn Chợ Lầu, Phan Rí Thành).
23/08/2021
1126 lượt xem
1. Định hướng tổng thể: a. Định hướng phát triển: - Vùng tỉnh Bình Thuận là một trung tâm du lịch lớn tầm cỡ quốc tế và quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch của quốc gia. - Phát triển du lịch trên thế mạnh về tài nguyên địa hình, khí hậu, tài nguyên nhân văn, hình thành các trung tâm, cụm, tuyến du lịch theo hành lang kinh tế quốc tế, quốc gia nối kết các trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên.

Video - Clips

Liên kết Website